Đặc điểm Chó hoang ở Moskva

Sau mấy thập niên qua, ngoại hình và tập tính hành vi của chó hoang Moskva có sự tiến hóa rõ rệt, vì chúng luôn phải thích nghi với điều kiện sống thay đổi hàng ngày hàng giờ. Gần như chó hoang được sinh ra trong các công viên, lâm viên nội thành. Nếu một con chó nhà bị chủ đuổi ra đường thì con chó ấy sẽ có nguy cơ thiệt mạng, chỉ có khoảng 2% số chó đó cầm cự được đến cuối đời để rồi chết bằng cái chết tự nhiên.

Sự khác biệt nữa giữa chó hoang và chó sói là chó hoang ít hung dữ hơn, đồng thời chịu đựng nhau, chấp nhận nhau dễ dàng hơn. Chó sói giữ tập tính bầy đàn rất chặt chẽ, không bao giờ bỏ bầy, dù có lúc bầy này có thể chia sẻ lãnh thổ với bầy khác. Còn ở chó hoang, bầy này có thể thống trị bầy khác, con chó đầu đàn của bầy này có thể kiểm soát, thống lĩnh bầy khác, thậm chí có lúc hai bầy có thể nhập lại làm một. Con chó hoang đầu đàn không nhất thiết phải là con chó to khỏe nhất. Điều kiện tiên quyết để trở thành chó đầu đàn là khôn ngoan và xứng đáng với sự chấp nhận của bầy đàn. Sự sống còn của bầy đàn phụ thuộc hoàn toàn vào con chó đứng đầu.[3]

Ở chó hoang thấy một bước lùi về việc thuần hóa, chó hoang dần dần trở về với đời sống hoang dã và ngày càng xa rời thói quen sinh sống trong nhà, nghĩa là thích nghi dần với môi trường tự nhiên. Chó hoang rất ít khi vẫy đuôi và thường tránh xa người, không tỏ tình quyến luyến với con người và lông trên mình chúng thường không xuất hiện đốm. Chó hoang dù khác với chó sói- đặc biệt là ở chỗ chúng thể hiện một loạt các đặc điểm hành vi, hình thành một phần của cái gọi là sự thích nghi sinh thái. Và chính khả năng thích nghi này giải thích lý do tại sao mật độ chó hoang luôn cao hơn rất nhiều so với chó sói.